Loại biên Máy bay ném bom bổ nhào

Một chiếc AD-3 đang kéo cao sau khi thả 2000 pound bom gần một cây cầu bắc qua sông Áp Lục, Sinuiju, ngày 15/11/1950.

Sau Chiến tranh thế giới thứ 2, sự phát triển của bom đạn dẫn đường chính xác cao cùng với các hệ thống phòng không hiện đại ra đời đã dẫn đến thay đổi cơ bản trong chiến thuật sử dụng máy bay ném bom bổ nhào. Các hệ thống vũ khí mới, như rocket đã cho phép tăng độ chính xác của vụ tấn công cường kích dù máy bay có góc bổ nhào bé hơn và tấn công từ khoảng cách xa hơn. Những bom đạn có điều khiển này có khả năng trang bị trên các máy bay, kể cả máy bay tiêm kích, cải thiện hiệu suất ném bom của chúng trong khi tránh được các lỗ hổng trong chiến thuật sử dụng máy bay ném bom bổ nhào, khi quân nhà phải chiếm ưu thế trên không trước khi có thể triển khai máy bay ném bom bổ nhào.

Khi Không quân Hoàng gia Anh cố gắng ngăn chặn binh đoàn xe tăng Panzer của Erwin Rommel tại Bắc Phi vào đầu năm 1942, họ không có máy bay ném bom bổ nhào, và đây là một thiếu sót lớn. Tuy nhiên, cố vấn khoa học chính phủ Anh khi đó là Henry Tizard đã thành lập một hội đồng chuyên gia, khuyến nghị sử dụng rocket trên các máy bay cường kích. Rocket có quỹ đạo bay thẳng hơn nhiều so với bom, cho phép máy bay tấn công mục tiêu với độ chính xác cao từ một góc bổ nhào nhỏ, ở một khoảng cách đủ xa, và có thể trang bị trên tất cả máy bay ném bom hiện có của Anh. RAF bắt đầu sử dụng rocket trên các máy bay Hurricane từ tháng 6 năm 1942 để tấn công các xe tăng của Rommel. Lục quân Anh cũng sử dụng rocket để bắn các máy bay ném bom bay tầm thấp trong trận chiến nước Anh, sử dụng các rocket có cỡ 3 inch (76 mm), cùng với đầu đạn chất nổ mạnh. Nó trở thành một vũ khí chống tăng hiệu quả.[51] Chiếc máy bay Hawker Typhoon, vốn ban đầu được phát triển để trở thành một mẫu máy bay tiêm kích, cũng được trang bị 8 quả tên lửa RP-3 nặng 60 lb (27 kg).[52]

Vào ngày 23 tháng 5 năm 1943, một chiếc Fairey Swordfish đã tiêu diệt tàu ngầm U-752 trên biển Đại Tây Dương, năm ngày sau đó, một chiếc Lockheed Hudson thuộc lực lượng phòng thủ bờ biển RAF đã đánh chìm tàu ngầm U-755 tại Địa Trung Hải. Những quả rocket được gắn mũi nhọn và được bắn từ máy bay ở góc bổ nhào nhỏ xuống mặt biển. Những quả rocket sau khi ở dưới mặt nước sẽ di chuyển theo quỹ đạo cong lên phía trên, và tấn công vào vỏ áp lực của tàu ngầm ngay dưới mép nước, vô hiệu hóa hoặc đánh chìm chúng.[53]

Caltech phát triển đạn rocket tốc độ cao (High Velocity Aircraft Rocket-HVAR) cỡ 5 inch (130 mm) với đầu đạn 24 pound (11 kg) cho Hải quân Mỹ. Loại rocket này được sử dụng trong cuộc đổ bộ Normanie và trên các máy bay của Hải quân Mỹ chiến đấu tại mặt trận Thái Bình Dương.[54] Tháng 1 năm 1943, USAAF 4th Air Fighter Group được thành lập với nòng cốt là các phi công tình nguyện người Mỹ từng tham gia Eagle Squadron thuộc Không quân Hoàng gia Anh từ trước khi Mỹ tham chiến. Phi đội này được trang bị máy bay Republic P-47 Thunderbolt. Với trọng lượng không tải 4 tấn Anh (4,1 t), P-47 là một trong những máy bay ném bom một động cơ lớn nhất trong Thế chiến 2, nó có khả năng mang được 10 rocket HVAR cỡ 130mm.[55]

Cuối năm 1944, Không quân Hoàng gia Anh đã có khả năng ném bom bổ nhào chính xác từ độ cao lớn. Ngày 12/11/1944, bằng 2 quả bom Tallboy 5 tấn Anh (5,1 t) thả từ máy bay Avro Lancaster từ độ cao 25.000 foot (7.600 m), đã đánh chìm thiết giáp hạm Tirpitz. Bom Tallboy được phát triển bời kỹ sư thiết kế của Vickers Barnes Wallis. Sau đó là quả Bom động đất Grand Slam còn lớn hơn với trọng lượng 10 tấn Anh (10 t) dùng để phá cầu và cầu cạn đường sắt. Wallis cũng là người thiết kế quả bom có khả năng lướt trên mặt nước để phá hủy các đập Eder và Moehne, vốn có lưới bảo vệ trước các cuộc tấn công bằng ngư lôi.[56]

Các phi công tại Mặt trận Thái Bình Dương về sau đã phát triển kỹ thuật ném bom kiểu thia lia, theo đó máy bay bay ở độ cao thấp và thả bom rơi xuống mặt nước, quả bom sau khi chạm mặt nước sẽ nảy lên nhiều lần trước khi chạm mục tiêu.

Các máy bay hiện nay không còn được thiết kế tối ưu cho việc ném bom bổ nhào ở góc thẳng đứng. Vào thời chiến tranh thế giới 2, Đức đã nỗ lực phát triển bom có điều khiển đầu tiên trên thế giới, với tên gọi Fritz X, trong khi Mỹ phát triển bom Azon. Đây là tiền thân của những loại bom có điều khiển/bom thông minh hiện đại. Các quả bom có điều khiển có thể được thả từ cách xa tầm bắn của pháo phòng không nhờ sử dụng hệ thống điều khiển để điều khiển bom đánh trúng mục tiêu, giảm thiểu rủi ro khi máy bay phải tiếp cận gần khu vực phòng thủ.

Kỷ nguyên động cơ phản lực cho phép tăng tốc độ của máy bay ném bom, khiến cho kỹ thuật ném bom kiểu hướng lên trên (Ném bom qua vai) trở thành hiện thực. Đây là phương pháp ném bom ngược với ném bom bổ nhào trong đó máy bay lao lên từ độ cao thấp, sau đó tiến hành cắt bom, khi đó, quả bom được ném theo hướng xiên lên trên, giúp nó có tầm ném bom xa hơn ném bom bổ nhào thông thường.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Máy bay ném bom bổ nhào http://www.flightglobal.com/pdfarchive/view/1940/1... http://www.nationalww2museum.org/us-freedom-pavili... https://books.google.com/books?id=-iYDAAAAMBAJ&pg=... https://books.google.com/books?id=CCcDAAAAMBAJ&pg=... https://books.google.com/books?id=E-IDAAAAMBAJ&pg=... https://www.youtube.com/watch?v=lOz_i_2USkY https://d-nb.info/gnd/4183880-4 https://archive.org/details/shatteredswordun0000pa... https://www.wikidata.org/wiki/Q678321#identifiers https://commons.wikimedia.org/wiki/Category:Dive_b...